Kiểm định cân

Vinatestco cung cấp kiểm định cân điện tử, cân lò xo trên toàn quốc. Vui lòng liên hệ 0911.095.195 hoặc email lienhe@vinatetsco.vn để được tư vấn.

Kiểm định cân là gì

Kiểm định cân là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình đánh giá và xác nhận sự phù hợp của của cân theo yêu cầu của luật. Mỗi loại cân được kiểm định theo quy trình kiểm định đo lường tương ứng.

Cân là thiết bị đo khối lượng được sử dụng qua hàng hàng ngàn năm nay. Cân giúp định lượng được khối lượng, sử dụng nhiều trong buôn bán, hoạt động thương mại. Kiểm định cân giúp kiểm tra sự chính xác của cân từ đó đảm bảo công bằng, khách quan trong trao đổi hàng hóa, giao lưu thương mại

Kiểm định cân điện tử
Kiểm định cân điện tử

Quy định về kiểm định cân

Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Theo đó các loại cân sau phải kiểm định đo lường:

Cân phân tích
Cân kỹ thuật
Cân thông dụng:
– Cân đồng hồ lò xo
– Cân bàn; cân đĩa; cân treo dọc thép-lá đề
Cân treo móc cẩu
Cân ô tô
Cân tàu hỏa tĩnh
Cân tàu hỏa động
Cân băng tải
Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới
Quả cân:
– Quả cân cấp chính xác E2
– Quả cân cấp chính xác đến F1

Theo đó các loại cân trên cần kiểm định lần đầu trước khi đưa và sử dụng, kiểm định định kì, kiểm định sau sửa chữa.

Quy trình kiểm định cân

 Quy trình kiểm định các loại cân khác nhau tương ứng với từng quy trình khác nhau. Các quy trình này gồm các bước chính như sau:

.Bước: Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

1.1 Yêu cầu hồ sơ của Cân phải đầy đủ:

– Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;

– Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;

– Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.

1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:

– Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;

– Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.

2. Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
– Bộ phận tiếp nhận tải của cân phải cứng vững và không bị vướng bởi các bộ phận khác của cân.
– Cân phải có vị trí niêm phong đảm bảo ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.
– Đối với cân phải sử dụng bộ quả cân đi kèm, bộ quả cân này phải có cấp chính xác phù hợp với cân và có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực

3. Kiểm tra đo lường

Kiểm tra các kết quả đo lường theo từng loại Cân.

Xem thêm: Quy trình kiểm định cân chi tiết:

Quy trình kiểm định cân ô tô

Quy trình kiểm định cân kỹ thuật

Quy trình kiểm định cân băng tải

bảng giá kiểm định cân điện tử

ĐLVN 30 Cân đồng hồ lò xo. Quy trình kiểm định
ĐLVN 16:2009 Kiểm định cân kỹ thuật
Kiểm định cân ô tô
Kiểm định cân ô tô

Kết quả kiểm định cân

Cân sau khi kiểm định và đạt yêu cầu thì được cấp kết bộ hồ sơ kết quả như sau:

– Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.

– Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ Cân.

– Dán tem kiểm định cân tại vị trí mặt Cân

Kiểm định cân ở đâu

Để kiểm định các loại cân, khách hàng cần liên hệ đến các trung tâm kiểm định cân được cấp phép theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Khách hàng có thể gửi cân đến trung tâm kiểm định hoặc kiểm định tận nơi tại nhà máy, công xưởng.

Dịch vụ kiểm định cân tại Vinatestco

Vinatestco là lựa chọn rất tốt cho khách hàng với những ưu điểm sau:

+ Cung cấp kiểm định trên toàn quốc

+ Dịch vụ 5 sao, luôn hướng tới khách hàng

+ Giá cạnh tranh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

%d bloggers like this: