Dịch vụ kiểm định xe nâng uy tín, cấp tem kiểm định xe nâng và kết quả kiểm định trên toàn quốc vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc email Lienhe@vinatestco.vn để được tư vấn và báo giá.
Tóm tắt
Kiểm định xe nâng là gì
Kiểm định xe nâng hay kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng là hoạt động kỹ thuật theo một quá trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng với Quy trình kiểm định tương ứng.
Kiểm định xe nâng là kiểm tra tổng thể các chức năng của xe nâng như kiểm tra hồ sơ, kiểm tra khả năng vận hành, khả năng chịu tải và các chức năng an toàn của xe nâng hàng để kết luận rằng thiết bị có đảm bao yêu cầu của luật cũng như đủ điều kiện an toàn để sử dụng hay không.
Quy định kiểm định xe nâng
Thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định về kiểm định xe nâng là bắt buộc theo số 18 của Mục 1
STT |
MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG |
Mục 1 |
Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động |
1 |
Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quả nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C. |
2 |
Nồi gia nhiệt dầu. |
3 |
Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996. |
4 |
Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực cỡ áp suất làm việc định mức trên 210 bar. |
5 |
Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất Làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010. |
6 |
Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0.7 bar. |
7 |
Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan. |
8 |
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế; Hệ thống đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan. |
9 |
Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1.5kg trở lên: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên. |
10 |
Cần trục. |
11 |
Cầu trục. |
12 |
Cổng trục, bán cổng trục. |
13 |
Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng. |
14 |
Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. |
15 |
Xe tời điện chạy trên ray. |
16 |
Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng: bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao. |
17 |
Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. |
18 |
Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. |
19 |
Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m. |
20 |
Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng. |
21 |
Thang máy các loại. |
22 |
Thang cuốn; băng tải chở người |
23 |
Sàn biểu diễn di động. |
24 |
Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao. |
25 |
Hệ thống cáp treo chở người. |
26 |
Tời, Trục tải có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò. |
27 |
Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò. |
28 |
Động cơ đốt trong (thể tích Cac-te trên 0,6 m3 hoặc đường kính xi lanh trên 200mm). |
29 |
Máy biến áp phòng nổ. |
30 |
Động cơ điện phòng nổ. |
31 |
Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò). |
32 |
Thiết bị Điều khiển phòng nổ (bảng Điều khiển, hộp nút nhấn). |
33 |
Máy phát điện phòng nổ. |
34 |
Cáp điện phòng nổ. |
35 |
Đèn chiếu sáng phòng nổ. |
36 |
Máy nổ mìn điện. |
37 |
Hệ thống cốp pha trượt. |
38 |
Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc |
39 |
Hệ thống bơm bê tông độc lập |
40 |
Hệ giàn giáo, đà giáo, cột chống chịu lực |
41 |
Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng. |
42 |
Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
43 |
Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
44 |
Hệ nổi (Phao, phà, ca nô,…) |
45 |
Xe vận chuyển dầm siêu trường, siêu trọng; xe lao lắp dầm |
Theo đó Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên cần phải kiểm định an toàn khi đưa vào sử dụng.
Quy trình kiểm định xe nâng viện dẫn đến các tiêu chuẩn sau:
– QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;
– QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;
– QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;
– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Cầu Công te nơ – Yêu cầu an toàn;
– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;
– TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;
Tại sao phải kiểm định xe nâng
Kiểm định xe nâng là một phần tất yếu trong quá trình vận hành. Việc kiểm định nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Đáp ứng yêu cầu của luật: xe nâng thuộc đối tượng phải kiểm định nếu không kiểm định thì sẽ bị phạt rất nặng theo quy định của Nhà nước. Xem thêm mức phạt kiểm định an toàn xe nâng
- Đảm bảo an toàn: đảm bảo xe nâng hoạt động an toàn bằng cách kiểm tra tất cả chức năng hoạt động, tính năng an toàn của xe nâng. Kiểm tra xem xe nâng có hoạt động đúng thiết kế như đúng tải trọng, đúng tốc độ hay không; xe nâng có di chuyển đúng thiết kế, thắng xe nâng có hoạt động đúng hay không.
- Yên tâm khi sử dụng sau khi đạt được hai điều trên, khách hàng có thể yên tâm sử dụng xe nâng mà không cần lo các rủi ro về an toàn cũng như pháp lý. Ngoài ra, khi kiểm định xe nâng tại Vinatestco khách hàng còn được kiểm định viên của chúng tôi hướng dẫn thêm về một số lưu ý về sử dụng xe nâng an toàn thường găp với mong muốn rằng khách hoàn toàn tự tin khi sử dụng xe nâng. Bên canh đó, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng khai báo hoạt động sử dụng xe nâng lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo đúng quy định để không bị phạt
- Giám sát việc bảo trì xe nâng bị hao mòn theo thời gian hoạt động,đặc biệt là hao mòn cáp xe nâng, bộ phận thắng; một số tính năng cần chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên hầu hết khách hàng không biết rõ hoạt động bảo trì xe nâng của mình có được đảm bảo hay không. Kiểm định xe nâng cũng là một cách kiểm tra chất lượng xe nâng nhanh chóng với chi phí thấp.
Quy trình kiểm định xe nâng hàng
Xe nâng phải được kiểm định theo đúng quy trình đã được ban hành và cấp kết quả theo mẫu có sẵn. Quy trình kiểm định xe nâng gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch xe nâng
Với kiểm định lần đầu: Lý lịch xe nâng, bản vẽ kĩ thuật, giấy chứng nhận hợp quy
Với kiểm định định kỳ: Lý lịch xe nâng, kết quả kiểm định cũ
Với kiểm định bất thường:Lý lịch xe nâng, kết quả kiểm định cũ,Hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa; Biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa; Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: trong quá trình kiểm tra, vị trí kiểm định phải đảm bảo: mặt bằng thông thoáng, đủ ánh sáng; nền móng cứng vững, phải có biện pháp cảnh báo, hướng dẫn và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
Kiểm tra việc ghi nhãn:
– Mã hiệu, chủng loại, hình dáng kích thước…;
– Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất.
Kiểm tra Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng:
– Khung xe không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật, không cong vênh, nứt gãy;
– Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung;
– Thân vỏ: Không vỡ, rách và định vị chắc chắn;
– Đối trọng: theo đúng hồ sơ nhà chế tạo, không bị biến dạng, cong vênh, nứt vỡ, được cố định chắc chắn.
Kiểm tra Buồng lái:
– Buồng lái: mái che và khung bảo vệ chắc chắn;
– Bàn đạp ga, phanh, côn: không bị biến dạng và đầy đủ theo đúng hồ sơ kỹ thuật.
Kiểm tra Thiết bị công tác:
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng; khung đỡ; khung tựa: theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải: không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ: theo quy định của nhà chế tạo;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly, trục cố định pul: theo quy định của nhà chế tạo.
Kiểm tra Hệ thống thủy lực:
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung, xy lanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng… không bị biến dạng: không bị rò rỉ dầu thủy lực;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực, đầu nối: không bị bẹp, nứt, không rò rỉ và được cố định chắc chắn.
Kiểm tra Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, số lượng, vị trí lắp đặt của các hệ thống: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gương quan sát.
Kiểm tra Hệ thống di chuyển:
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh xe: vành không biến dạng, không rạn, nứt. Lốp đủ áp suất theo quy định của nhà chế tạo, không phồng rộp, nứt, vỡ, độ mòn theo quy định của nhà chế tạo;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cầu xe: đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, không bị đứt gãy, biến dạng.
Kiểm tra Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh: Bàn đạp, cần phanh, đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và các bất thường khác, đáp ứng các quy định tại mục 8.1 và các quy định của nhà chế tạo.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải
Cho xe hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của các hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu và hệ thống phanh
Thử tải tĩnh bằng nâng tải có khối lượng bằng 125% tải trọng làm việc trong 10 phút
Thử tải động bằng nâng tải có khối lượng bằng 110% tải trọng làm việc
Thử phanh tay với tải trọng thử bằng 100% tải trọng làm việc, cho xe đỗ trên dốc với độ dốc tối thiểu 20% hoặc độ số tối đa theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật, kéo phanh tay, kiểm tra sự dịch chuyển của xe nâng trong thời gian 01 phút.
Xem thêm: quy trình kiểm định xe nâng điện đầy đủ nhất
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi kiểm định xong, nếu xe nâng chưa đạt yêu cầu thì lập biên bản hiện trường kiến nghị các vấn đề cần khắc phục. Khách hàng khắc phục xong thì tiến hành kiểm định là cho đến khi đạt yêu cầu.
Nếu xe nâng đạt yêu cầu kiểm định thì cấp kết quả kiểm định xe nâng theo mẫu.
Hồ sơ Kết quả kiểm định xe nâng
Sau khi hoàn tất hoạt động kiểm định tại công trình, công ty kiểm định sẽ lập biên bản hiện trường ghi nhận công việc, nếu xe nâng đạt yêu cầu thì:
- Dán tem kiểm định xe nâng lên xe nâng ở vị trí dễ quan sát
- Cấp BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG XE NÂNG
- Cấp BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN XE NÂNG
- Cấp GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG
- Xác nhận nhật kí kiểm định trong lý lịch xe nâng
Giá kiểm định xe nâng
Để báo giá kiểm định xe nâng, khách hàng vui lòng cung cấp các thông tin sau:
- Địa điểm cần kiểm định
- Thông số và số lượng thiết bị. Thông số cần cung cấp đối với xe nâng là trọng tải (xe nâng tải trọng bao nhiêu tấn)
- Kiểm định định kì hay lần đầu
- Còn hồ sơ kiểm định cũ hay không (lý lịch xe nâng, kết quả kiểm định cũ)
Thủ tục kiểm định xe nâng
Bước 1: Báo giá
Khách hàng cung cấp thông tin để báo giá và kí hợp đồng
Bước 2: Chuẩn bị
Sau khi thống nhất thời gian kiểm định cụ thể, khách hàng chuẩn bị những nội dung sau:
+ Hồ sơ kĩ thuật
Với kiểm định lần đầu: Lý lịch xe nâng, bản vẽ kĩ thuật, giấy chứng nhận hợp quy
Với kiểm định định kỳ: Lý lịch xe nâng, kết quả kiểm định cũ
Với kiểm định bất thường:Lý lịch xe nâng, kết quả kiểm định cũ,Hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa; Biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa; Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.
+ Nhân viên vận hành xe nâng vận hành xe nâng phục vụ kiểm định
+ Đại diện công ty sử dụng tham gia chứng kiến
Bước 3: Kiểm định
Kiểm định viên sẽ kiểm định theo đúng quy trình dưới sự giám sát, chứng kiến của các bên liên quan. Khi xe nâng đạt yêu cầu thì dán tem kiểm định xe nâng.
Bước 4: Cấp kết quả và thanh toán
Công ty kiểm định cấp kết quả kiểm định và hóa đơn tài chính. Khách hàng thanh toán
Bước 5: Hậu mãi (chỉ có tại Vinatestco)
Vinatestco hướng dẫn khách hàng lưu hồ sơ và báo cáo lên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Vinatestco tư vấn về an toàn cũng như các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng
Cập nhật quy định pháp luật liên quan mới nhất cho khách hàng
Kiểm định xe nâng ở đâu uy tín
Hiện nay có khoảng 100 đơn vị kiểm định trên khắp cả nước với chất lượng dịch vụ và giá cả khác nhau. Khách hàng rất dễ phân vân khi lựa chọn đơn vị nào kiểm định vừa đảm bảo chất lượng vừa có mức giá tốt.
Vinatestco là lựa chọn rất tốt cho khách hàng với những ưu điểm sau:
+ Cung cấp kiểm định trên toàn quốc
+ Dịch vụ 5 sao, luôn hướng tới khách hàng
+ Giá cạnh tranh