Kiểm định van an toàn là công việc không thể thiếu khi sử dụng van an toàn nhằm đảm bảo cho van an toàn hoạt động đúng áp suất mở từ đó đảm bảo an toàn cho hệ thống chịu áp lực.
Tóm tắt
Kiểm định van an toàn là gì
Van an toàn là thành phần không thể thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực/ hệ thống chịu áp lực.Chức năng chính của van an toàn bảo vệ áp suất của hệ thống. Khi áp suất ở đầu vào của van tăng lên và vượt qua phạm vi an toàn thì van mở cửa để một phần dòng lưu chất, có thể là khí, hơi, nước hoặc dầu xả ra môi trường bên ngoài đối với khí nén hoặc chảy về thùng chứa đối với dầu, nhớt thủy lực.
Van an toàn chia ra 2 nhóm :
+ Van an toàn tác động trực tiếp;
+ Van an toàn tác động gián tiếp.
Dựa theo thiết kế, van được chia làm 3 loại:
+ Van an toàn thiết kế lò xo
+ Van an toàn quả tạ
+ Van an toàn kiểu màng
Van an toàn cần được cân chỉnh và kiểm định để hoạt động chính xác theo áp suất mong muốn. Van an toàn cần kiểm định trong 03 trường hợp sau:
– Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.
– Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.
– Khi thiết bị được kiểm định định kỳ hoặc bất thường.
Kiểm định van an toàn là thực hiện các phương pháp thử nghiệm nhằm kiểm tra xem van an toàn có hoạt động đúng áp suất cân chỉnh hay không.
Quy định về kiểm định van an toàn
Van an toàn phải được kiểm định theo yêu cầu của kiểm định an toàn thiết bị áp lực, thiết bị áp lực.
Tiêu chuẩn kiểm định van an toàn
Các tiêu chuẩn kiểm định van an toàn thường được áp dụng:
- TCVN 7915-1:2009 (EN ISO 4126-1:2004): Thiết bị an toàn chống quá áp
- API 527: Seat tightness of pressure relief valves
- API RP 576 Inspection of Pressure Relief Devices
- API RP 520 Parts I & II: Sizing, Selection, and Installation of Pressure Relief Devices
- ASME Section I Power Boilers
- ASME Section III: Nuclear Systems
- ASME Section IV: Heating Boilers
- ASME Section VIII, Div. 1: Pressure Vessels
- ASME Section XII: Transport Tanks
- ASME B31.1: Power Piping
- ASME B31.3: Process Piping
- ASME section VIII: Boiler and Pressure Vessel Code
- Các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn về nồi hơi và thiết bị áp lực đang được áp dụng
Quy trình kiểm định van an toàn
Kiểm định van an toàn gồm các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra hệ thống bằng mắt thường
Để ý tới các đặc điểm sau bạn cũng phần nào đoán được tình trạng hiện tại của thiết bị
+ Miệng của van an toàn hoạt động trơn tru, không han gỉ, mắc kẹt
+ Chú ý tới hoạt động của hệ thống, cá đâu hiệu hư hỏng có thể có nguyên nhân từ van an toàn.
+ Các căn cứ để khẳng định van an toàn giúp đảm bảo an toàn lao động trong trong quá trình thử nghiệm cũng như làm việc.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra thông tin kỹ thuật
Bước này cần tìm kiếm thông tin từ nhu cầu sử dụng của khách hàng sau đó mới tiến hành đo đạc trên van:
+ Đường kính miệng và ống thoát khí
+ Áp suất được quy định, môi chất vận hành cuối cùng là áp suất ngược của thiết bị.
Chỉ thực hiện thử nghiệm van an toàn khi các thông số trên của van được xác định chi tiết, cụ thể.
Bước 3: Thử nghiệm van an toàn và canh chỉnh thiết bị kỹ thuật
+ Đối với môi chất thử: Van an toàn nào cũng có môi chất thử, đây là nơi là hơi nước. Đối với khí thì môi chất thử đóng vai trò là nước hoặc chất lỏng.
+ Áp suất mở định mức: Áp suất được ứng dụng để hỗ trợ, cung cấp cho áp suất ngược nếu thiết bị có lắp đặt.
+ Chấn chỉnh, đặt lại áp suất theo nhu cầu sử dụng của khách hàng yêu cầu.
Bước 4: Thử độ kín của van an toàn
+ Mối chất thử: Sử dụng chất khí hoặc chất lỏng
+ Áp suất thử: Van an toàn được thử kín ở các mức áp suất bằng 90% so với định mức áp suất mở.
Bước 5: Cấp kết quả
– Van an toàn sau khi đạt yêu cầu kiểm định sẽ được niêm phong kẹp chì và cấp giấy chứng nhận kiểm định van an tòan.
– Đối với trường hợp van an toàn không đạt tiêu chuẩn sẽ bàn giao lại cho các khách hàng để tìm ra nguyên nhân và xử lý chúng.
Thời hạn kiểm định van an toàn
Thời hạn kiểm định van an toàn là 01 năm.
Kiểm định van an toàn ở đâu
Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc lienhe@vinatestco.vn để được chúng tôi tư vấn và báo giá