Kiểm định máy nén khí và dán tem kiểm định là yêu cầu bắt buộc khi đưa vào sử dụng lần đầu cũng như kiểm định kỳ theo pháp luật. Hãy liên hệ Vinatestco 0911.095.195 để được tư vấn và báo giá.
Tóm tắt
Kiểm định máy nén khí là gì
Kiểm định máy nén khí hay kiểm định kỹ thuật an toàn máy nén khí là kiểm tra khả năng an toàn của máy nén khí theo quy trình kiểm định QTKĐ: 07 – 2016/BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Quy định kiểm định máy nén khí
Nhiều người thắc mắc máy nén khí có phải kiểm định hay không và theo quy định nào. Hiện nay, Máy nén khí được phân loại vào nhóm thiết bị áp lực, cần kiểm định an toàn theo quy định tại Thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH Theo đó, máy nén khí cần phải kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kì. Máy nén khí phải có tem kiểm định mới được phép sử dụng
Quy trình kiểm định máy nén khí
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn máy nén khí gồm các bước chính sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy nén khí
Đối với kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Kiểm tra lý lịch máy nén khí, Giấy chứng nhận hợp quy, Hồ sơ xuất xưởng của bình chịu áp lực.
Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
Hồ sơ lắp đặt (với bình lắp đặt cố định)
Đối với kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Kiểm tra lý lịch bình chịu áp lực, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Đối với kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Kiểm tra, xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa ,cải tạo, nâng cấp.
Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét hồ sơ lắp đặt.
Bước 2:Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của bình chịu áp lực so với hồ sơ lý lịch của bình.
Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
Các loại van lắp trên bình chịu áp lực về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của bình.
Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
Kiểm tra các chi tiết ghép nối
Xem thêm: Quy trình kiểm định máy nén khí bình áp lực
Bước 3: Kiểm tra bên trong
Bước 4: Kiểm tra kĩ thuật
Bước 5: Kiểm tra vận hành
Bước 6: Trả kết quả
Sau khi kiểm định xong, nếu máy nén khí đạt yêu cầu an toàn kiểm định thì dán tem kiểm định lên máy nén khí và cấp hồ sơ kiểm định.
Hồ sơ kiểm định máy nén khí
Bao gồm tem kiểm định máy nén khí dán lên thiết bị và giấy kiểm định máy nén khí với thời hạn kiểm định lên đến 3 năm, với máy trên 12 năm thì cấp thời hạn 2 năm, còn đối với máy trên 24 năm thì chỉ cấp thời hạn tối đa 1 năm.
Giá kiểm định máy nén khí
Quý khách vui lòng liên hệ Vinatestco để được báo giá tốt nhất.
Vinatestco là trung tâm kiểm định máy nén khí có đầy đủ chỉ định của Nhà nước. Chúng tôi cung ứng dịch vụ kiểm định chuyên nghiệp và cấp kết quả nhanh chóng với mức giá phải chăng.