Kiểm định hệ thống lạnh theo quy đinh của Bộ LĐTBXH và cấp tem, giấy chứng nhận trên toàn quốc. Liên hệ hotline 0911.095.195 hay email lienhe@vinatestco.vn
Hệ thống lạnh là hệ thống truyền nhiệt bao gồm tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên.
Hệ thống lạnh sử dụng máy nén để nén khí gas ở áp suất cao để khí gas hóa thành dạng lỏng. Chính vì tạo áp suất cao có khả năng gây nổ có nguy cơ mất an toàn nên Bộ LĐTBXH đã đưa hệ thống lạnh vào danh mục thiết bị cần kiểm định kỹ thuật an toàn
Tóm tắt
Kiểm định hệ thống lạnh là gì
Kiểm định hệ thống lạnh hay kiểm định an toàn hệ thống lạnh là quá trình kiểm tra hệ thống làm lạnh theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh QTKĐ: 08 – 2016/BLĐTBXH, nhằm xác nhận hệ thống có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng theo quy định nhà nước hay không.
Quy định kiểm định
Hệ thống lạnh thuộc mục 1.09 của Thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH
Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1.5kg trở lên: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên.
Theo đó, để biết được hệ thống lạnh nào có phải kiểm định hay không thì căn cứ vào loại môi chất và khối lượng môi chất để xác định. Thông thường hầu hết các hệ thống lạnh công nghiệp đều phải kiểm định an toàn.
Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
Quy trình kiểm định hệ thống lạnh QTKĐ: 08 – 2016/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy trình này được được xây dựng trên cơ sở viện dẫn các tiêu chuẩn sau:
– QCVN 01: 2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
– QCVN 21: 2015/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;
– TCVN 8366 : 2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;
– TCVN 6155 và 6156 :1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;
– Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường;
– TCVN 6008 : 2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
– TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
– TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Tóm tắt quy trình kiểm định:
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh, công ty kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo trình tự như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Kiểm tra lý lịch của các bình trong hệ thống lạnh
Kiểm tra Giấy chứng nhận hợp quy
Kiểm tra Hồ sơ xuất xưởng của các bình trong hệ thống lạnh:
– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng;
– Tài liệu xuất xưởng của các bộ phận, chi tiết khác trong hệ thống lạnh.
Kiểm tra Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường, biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
Kiểm tra Hồ sơ lắp đặt:
– Tên cơ sở chế tạo, cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
– Bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh;
– Thiết kế lắp đặt, bản vẽ hoàn công;
– Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
– Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
– Các biên bản kiểm định từng bộ phận của hệ thống (nếu có);
– Biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống lạnh.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Kiểm tra lý lịch hệ thống lạnh, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
Kiểm tra. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch: Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Lý lịch các bình chịu áp lực đầy đủ và đáp ứng điều 2.4 của QCVN 01- 2008/BLĐTBXH;
– Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung theo điều 3.2.2 của QCVN 01-2008/BLĐTBXH.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
Hệ thống chiếu sáng vận hành.
Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét.
Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của hệ thống lạnh và các bình trong hệ thống so với thiết kế và hồ sơ lý lịch.
Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo kiểm và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
Kiểm tra các loại đường ống, các loại van, phụ tùng đường ống lắp trên hệ thống lạnh về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của hệ thống lạnh.
Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
Tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt.
Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Trường hợp hệ thống lạnh sử dụng môi chất độc hại hoặc cháy nổ, cần chú ý kiểm tra hệ thống thông gió cho buồng máy nén và các miệng thoát của van an toàn.
Kiểm tra hệ thống giải nhiệt, tải nhiệt.
Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực.
Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của các bộ phận chịu áp lực.
Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác.
Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
Trường hợp các bình chịu áp lực trong hệ thống có ống chùm, nếu thấy nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thì phải yêu cầu cơ sở tháo từng phần hoặc toàn bộ ống chùm ra để kiểm tra.
Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của hệ thống, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử bền với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
Thử bền và thử kín
Bước 4: Kiểm tra vận hành
Xem thêm: quy trình kiểm định hệ thống lạnh đầy đủ nhất
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi kiểm định xong, nếu hệ thống lạnh chưa đạt yêu cầu thì lập biên bản hiện trường kiến nghị các vấn đề cần khắc phục. Khách hàng khắc phục xong thì tiến hành kiểm định là cho đến khi đạt yêu cầu.
Nếu hệ thống lạnh thỏa mãn các yêu cầu của quy trình kiểm định thì cấp kết quả theo mẫu như sau:
Kết quả kiểm định hệ thống lạnh
Sau khi hoàn tất hoạt động kiểm định tại công trình, công ty kiểm định sẽ lập biên bản hiện trường ghi nhận công việc, nếu nồi hơi đạt yêu cầu thì:
- Dán tem kiểm định hệ thống lạnh lên hệ thống ở vị trí dễ quan sát
- Cấp BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG HỆ THỐNG LẠNH
- Cấp BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN HỆ THỐNG LẠNH
- Cấp GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH
- Xác nhận nhật kí kiểm định trong lý lịch hệ thống lạnh về ngày giờ kiểm định.
Chi phí kiểm định hệ thống lạnh
Để báo giá kiểm định an toàn hệ thống lạnh, quý khách hàng cần cung cấp các nội dung sau:
- Địa điểm cần kiểm định
- Năng suất lạnh của hệ thống tính theo Kcal/h hoặc tương đương
- Kiểm định định kì hay lần đầu
- Còn hồ sơ kiểm định cũ hay không (lý lịch hệ thống lạnh, kết quả kiểm định an toàn cũ)