Khách hàng cần Kiểm định hệ thống chống sét hay đo tiếp địa chống sét vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc email lienhe@vinatestco.vn để được tư vấn và báo giá.
Tóm tắt
Hệ thống chống sét là gì
Sét là hiện tượng phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa mây và đất khi cường độ điện trường đạt đến trị số cường độ phóng điện trong không khí. Sét là dòng điện mạnh nếu bị đánh trúng có thể gây cháy nổ công trình xây dựng, cây cối gây chết người. Để phòng tránh tác hại của tia sét, người ta lắp đặt hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng.
Hệ thống chống sét là hệ thống bảo vệ với tính năng thu sét trong phạm vi hoạt động và truyền luồng điện này xuống đất. Nguyên lý hoạt động rất đơn giản là thu lấy sét và dẫn sét xuống đất làm triệt tiêu ảnh hưởng của sét tới tính mạng, tài sản, thiết bị điện, điện tử trong khu vực, công trình mà nó bảo vệ.
Ở Việt Nam, hệ thống chống sét cho công trình xây dựng cần đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Cấu tạo hệ thống chống sét gồm 3 bộ phận chính:
Bộ phận thu sét: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích thu hút sét đánh vào nó.
– Mạng nối đất: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích tiêu tán dòng điện sét xuống đất.
– Dây xuống: Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất.
Vùng bảo vệ của hệ thống chống sét là phạm vi được bảo vệ an toàn khỏi tia sét Kích thước và hình dáng của vùng bảo vệ của hệ thay đổi theo chiều cao của công trình hoặc chiều cao của các thiết bị thu sét thẳng đứng.
Với các công trình không cao quá 20m, vùng bảo vệ của hệ thống chống sét thẳng đứng từ dưới mặt đất lên được xác định là thể tích tạo bởi một hình nón với đỉnh của nó nằm ở đỉnh bộ phận thu sét và đáy nằm dưới mặt đất. Vùng bảo vệ của các bộ phận thu sét ngang được xác định bởi không gian tạo bởi hình nón có đỉnh nằm trên dây thu sét ngang chạy từ điểm đầu đến điểm cuối.
Kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét hay kiểm định chống sét là hoạt động đo điện trở chống sét hay kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa nên được làm định kỳ đặc biệt là trước mùa mưa bão.
Kiểm định hệ thống chống sét là bắt buộc thực hiện tối thiểu 12 tháng/lần theo yều cầu của Tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Theo đó, Nhà nước quy định đo điện trở chống sét mỗi năm một lần. Thông thường, kiểm định chống sét được thực hiện trước mùa mưa hàng năm.
Kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện bởi công ty kiểm định được cấp phép đo điện trở chống sét theo nghị định 105.
Mức phạt nếu không kiểm định hệ thống chống sét
Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm định hệ thống sét theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
Quy trình kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét là hoạt động kiểm tra gồm 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét để đánh giá khả năng và phạm vi bảo vệ của hệ thống
Kiểm tra kết quả kiểm định cũ để đánh giá sơ bộ (nếu có)
Bước 2: Kiểm tra thực tế
Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt
Kiểm tra ngoại quan các bộ phận của hệ thống như dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét
Đánh giá các tác động của hệ thống chống sét đối với các công trình liên quan.
Bước 3: Đo điện trở hệ thống chống sét
Đo điện trở của hệ thống tại hộp kĩ thuật của hệ thống chống sét. Đo 3 lần liên tục tại các vị trí cắm cọc khác nhau và lấy giá trị trung bình. Kết quả đo đạt yêu cầu khi điện trở bé hơn 10 ôm.
Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
Lập biên bản hiện trường ghi nhận kết quả đo và kiến nghị khắc phục nếu có.
Cấp Giấy Kết quả đo tiếp địa hệ thống chống sét đánh thẳng với thời hạn 12 tháng.
Giấy kiểm định chống sét
Giấy Kết quả đo tiếp địa hệ thống chống sét là trang giấy A4 thể hiện các nội dung sau:
+Thông tin cơ bản: Tên khách hàng, địa chỉ, vị trí thực hiện
+ Cán bộ kiểm tra, chức vụ; Người chứng kiến, chức vụ
+ Kết quả đo điện trở tiếp địa của từng điểm đo
+ Kết luận và đưa ra kiến nghị (nếu có)
+ Cuối giấy kiểm định là chữ kí của cán bộ kiểm tra, người chứng kiến và chữ kýv đóng dấu của công ty kiểm định
Báo giá kiểm định hệ thống chống sét
Để biết được chi phí kiểm định chính xác, quý khách hàng cần cũng cấp 3 thông tin cơ bản sau: địa điểm cần đo, số lượng điểm đo, khoảng cách giữa các điểm đo. Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi sẽ báo giá tốt nhất cho khách hàng.
Kiểm định hệ thống chống sét tại Vinatestco
Khách hàng cần Kiểm định hệ thống chống sét vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc email llienhe@vinatestco.vn để được tư vấn và báo giá.