Tóm tắt
Kiểm định giàn giáo là gì
Giàn Giáo được định nghĩa là một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.
Hiện nay có rất nhiều loại giàn giáo được sử dụng, có thể phân loại như sau:
– Giàn giáo trụ và giá đỡ công son di động: Hệ giàn giáo có các trụ đứng, ván sàn và giá đỡ sàn công tác có thể di chuyển trên trụ đứng
–Giàn giáo dầm công son : giàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tường hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong được neo chặt vào công trình hay kết cấu
–Giàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, được treo bằng các dây cáp.
-Giàn giáo chân vuông : giàn giáo có chân đỡ là các khung gỗ dạng hình vuông, trên đỡ sàn công tác chịu tải trọng nhẹ và trung bình.
-Giàn giáo cột chống độc lập: giàn giáo đặt trên nền bằng nhiều khung hàng cột chống. Loại giáo này đứng độc lập, không tựa vào công trình bao gồm các cột đỡ, dầm dọc, dầm ngang và các thanh giằng chéo.
-Giàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên tường nhà.
–Giàn giáo hệ khung đỡ kiểu thước thợ: giàn giáo gồm các khung gỗ hoặc kim loại đỡ sàn công tác….
Kiểm định giàn giáo là hoạt động đánh giá kỹ thuật an toàn của hệ thống giàn giáo có phù hợp với TCXDVN 296-2004 về Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn
Quy định kiểm định giàn giáo
5.2.1.37. Giàn giáo phải được lắp dựng đồng bộ. Trước khi hoạt động phải được kiểm tra tại hiện trường . Việc lắp dựng phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này và phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo.
Kiểm định Giàn Giáo là yêu cầu bắt buộc sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảo bảo an toàn lao động theo quy định hiện hành. Tại mục 5.2.1.37 của TCXDVN 296-2004 quy định Giàn giáo phải được lắp dựng đồng bộ. Trước khi hoạt động phải được kiểm tra tại hiện trường . Việc lắp dựng phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này và phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo.
Nếu quá trình kiểm định không cho thấy các khuyết điểm hay lỗi lầm nào của hệ thống thì các chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có thể sử dụng tiếp. Còn nếu phát hiện ra khuyết điểm cần có công tác sửa chữa, khắc phục tình trạng, nhờ đây các nhà đầu tư kinh doanh cũng kịp thời phát hiện để bảo trì hệ thống, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sau.
Quy trình kiểm định giàn giáo
- Điều kiện kiểm định an toàn giàn giáo
– Hệ thống giàn giáo được lắp đặt xong tại hiện trường và ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
– Hồ sơ kỹ thuật đầy đủ.
– Các yếu tố vệ sinh môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
– Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành giàn giáo.
- Tiến hành kiểm định
Khi tiến hành kiểm định giàn giáo, chủ sở hữu phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị.
Thống nhất kế hoạch kiểm định, phối hợp giữa đơn vị kiểm định và cơ sở sử dụng thiết bị để chuẩn bị cho quá trình kiểm định tốt nhất.
Chuẩn bị kiểm định
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Kiểm tra hồ sơ lắp đặt.
Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Có quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
Cơ sở, chủ sở hữu cần cử người quan sát xuyên suốt quá trình kiểm định.
Tiến hành kiểm định.
Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra vị trí, hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các thông số kỹ thuật.
Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của giàn giáo: cần đặc biệt chú trọng đến các chi tiết kết cấu kim loại, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép bulong của kim loại, sàn, che chắn. Các chi tiết móc và ổ móc. Cáp và bộ phận cố định cáp. Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc.
Nếu như trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thì khi đó kết quả kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu.
Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
Kiểm tra kỹ thuật – Thử có tải
Thử tải giàn giáo được thực hiện theo các mục 4.3 – TCXDVN 296-2004.
Kết quả thử tải đạt yêu cầu khi thực hiện các bước thử theo quy định và các cơ cấu, bộ phận của giàn giáo hoạt động đúng tính năng thiết kế, đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị.
Xử lý kết quả kiểm định
Lập biên bản kiểm định.
Thông qua biên bản kiểm định. Kiểm định viên cần lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, người đại diện chủ sở hữu ký vào và mỗi bên giữ một bản.
Chú ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vảo biên bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định và lư lại tại tổ chức kiểm định.
Quy trình thử tải giàn giáo
Thử tải giàn giáo được thực hiện theo các mục 4.3 – TCXDVN 296-2004
+ Giàn giáo phải đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng bản thân và ít nhất bốn lần tải trọng tính toán. Riêng đối với hệ thống lan can an toàn, cáp treo và các cấu kiện gỗ được áp dụng theo yêu cầu riêng.
+ Mức tải trọng: Các tải trọng lớn nhất được phân loại như sau:
Tải trọng nặng: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng công tác 375Kg/m2 dùng cho xây gạch, đá, cùng vật liệu đặt trên sàn công tác.
Tải trọng trung bình: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng công tác 250Kg/m2 dùng cho người và vữa xây trát.
Tải trọng nhẹ: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng công tác 125Kg/m2 dùng cho người và dụng cụ lao động.
Tải trọng đặc biệt: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng đặc biệt cùng vật liệu kèm theo.
+ Phân loại tải trọng đối với đơn vị sàn công tác
Yêu cầu về tải trọng do người : Tải trọng thiết kế cho sàn công tác được tính toán trên cơ sở một hay nhiều hơn một người có trọng lượng 75 Kg và 25Kg dụng cụ cho mỗi người . Mỗi đơn vị sàn công tác phải đủ khả năng đỡ được ít nhất một người theo qui định sau:
a) Sàn công tác dùng cho một người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng 100 Kg đặt tại giữa sàn;
b) Sàn công tác dùng cho hai người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng làm việc 200 Kg, trong đó 100 Kg đặt cách 0,45 m về phía trái và 100 Kg đặt cách 0,45 m về phía phải của đường thẳng ở giữa sàn công tác.
c) Sàn công tác dùng cho ba người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng làm việc 300 Kg, trong đó 100 Kg đặt cách 0,45 m về phía trái, 100 Kg đặt ở chính giữa và 100 Kg đặt cách 0,45 m về phía phải của đường thẳng ở giữa sàn công tác.
Các yêu cầu về tải trọng phân bố: mỗi đơn vị sàn công tác tại vị trí thích hợp, phải thiết kế và lắp dựng mang tải trọng phân bố xen kẽ với tải trọng do người. Tải trọng phân bố và tải trọng do người không tính toán tác dụng đồng thời mà cần dùng tổ hợp hạn chế tối đa để thiết kế sàn công tác phù hợp.
Giấy chứng nhận kiểm định giàn giáo
Khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu và thông qua biên bản kiểm định. Đơn vị kiểm định an toàn kỹ thuật sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho hệ thống giàn giáo và dán tem kiểm định cho giàn giáo.
Nếu kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thì thông qua biên bản và bàn giao cho cơ sở. Trong đó phải ghi lý do không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc thục và thời gian thực hiện. Sau đó kiểm định lại từ đầu.
Kiểm định giàn giáo ở đâu
Vinatestco là Công ty kiểm định giàn giáo có nhiều năm kinh nghiệm. Quý khách hàng có nhu cầu kiểm định giàn giáo vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc email lienhe@vinatetsco.vn để được tư vấn