Kiểm định cầu trục

Khách hàng cần kiểm định cầu trục vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc email lienhe@vinatestco.vn để được tư vấn và báo giá.

Cầu trục là một loại thiết bị nâng hạ chuyên dụng dùng để nâng-hạ- di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy. Nó hoạt động trên hệ dầm đỡ, đặt ở trên cao của nhà xưởng.

Hiện nay có các cách phân loại cầu trục như sau:

Theo chủng loại : Cầu  trục dầm đơn, Cầu trục dầm đôi

Theo dẫn động cơ cấu

  • Cầu trục dẫn động bằng tay: Các cơ cấu được dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo tay…)
  • Cầu trục dẫn động bằng điện: Các cơ cấu được dẫn động cơ điện (Palăng cáp điện, palang xích điện…)

Theo kiểu dáng kết cấu dầm

  • Kết cấu một dầm chính ( Dầm Treo)
  • Kết cấu hai dầm chính ( Dầm Kép)
  • Kết cấu dầm hộp.
  • Kết cấu dầm giàn.

Theo cách tựa của dầm cầu trục lên đường ray di chuyển

  • Cầu trục tựa ( Cầu trục tường)
  • Cầu trục treo( dầm chính liên kết phía dưới đưỡng ray)

Cầu trục là thiết bị nâng hạ thuộc danh mục thiết bị an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cần phải kiểm định khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định cầu trục là gì

Kiểm định cầu hay kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là hoạt động kỹ thuật theo một quá trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của cầu trục theo Quy trình kiểm định QTKĐ: 09- 2016/BLĐTBXH Theo đó,Kiểm định cầu trục là kiểm tra tổng thể các chức năng của trục như kiểm tra hồ sơ, kiểm tra khả năng vận hành, khả năng chịu tải và các chức năng an toàn của cầu trục để kết luận rằng thiết bị có đảm bao yêu cầu của luật cũng như đủ điều kiện an toàn để sử dụng hay không

Kiểm định cầu trục
Kiểm định cầu trục

Quy định kiểm định cầu trục

Cầu trục phải kiểm định an toàn theo Mục 1.11 của danh mục  Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo  Thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH  của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo đó, cầu trụ bắt buộc kiểm định trong 3 trường hợp: kiểm định lần đấu trước khi đưa và sử dụng, kiểm định định kì và kiểm định bất thường.

Tại sao phải kiểm định cầu trục

Cầu trục là thiết bị nâng hạ có rủi rỏ an toàn cao, khi sử dụng cầu trục ngoài việc bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, thiết bị cần kiểm định định kỳ để đảm bảo các yếu tố sau đây:

  •  Đáp ứng yêu cầu của luật: cầu trục thuộc danh mục thiết bị an toàn của Bộ LĐTBXH. Chính phủ đã ban hành Nghị định xử phạt liên quan đến kiểm định cầu trục. Xem thêm mức phạt kiểm định an toàn cầu trục
  •  Đảm bảo an toàn: đảm bảo chắc chắn rằng cầu trục hoạt động ổn định, an toàn bằng cách kiểm tra khả năng vận hành, khả năng chịu tải, các chức năng an toàn theo quy trình kiểm định an toàn cầu trục. Việc đánh giá quá trình kiểm định được thực hiện bởi kiểm định viên với nhiều năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề do Cục An toàn lao động cấp.
  • Yên tâm khi sử dụng sau khi đạt được hai điều trên, khách hàng  sẽ cảm thấy yên tâm khi sử dụng thiết bị  mà không cần lo các rủi ro về an toàn cũng như pháp lý. Ngoài ra, khi kiểm định cầu trục tại Vinatestco khách hàng còn được kiểm định viên của chúng tôi hướng dẫn thêm về một số lưu ý về sử dụng cầu trục an toàn thường găp với mong muốn rằng khách hoàn toàn tự tin khi sử dụng cầu trục. Bên canh đó, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng khai báo hoạt động sử dụng thiết bị an toàn nghiêm ngặt lên Sở LĐTBXH theo đúng quy định pháp luật.

Quy trình kiểm định cầu trục

Các tài liệu viện dẫn về kiểm định cầu trục như sau:

– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

– QCVN 30: 2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục;

– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

– TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục – Từ vựng – Phần 1: Quy định chung;

– TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;

– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;

– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;

– TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;

– TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn;

– TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

– TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn nêu trên có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

Tóm tắt quy trình kiểm định

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục cần phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của cầu trục

Căn cứ vào hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

Khi kiểm định lần đầu:

– Lý lịch, hồ sơ của thiết bị nâng kiểu cầu lưu ý xem xét các tài liệu sau (Theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH):

+ Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có);

+ Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính;

+ Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn;

+ Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp;

+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng.

– Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng kiểu cầu:

+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2, TCVN 4244: 2005);

+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4, TCVN 4244: 2005);

+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.

– Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có);

– Hồ sơ lắp đặt;

– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

Khi kiểm định định kỳ:

– Lý lịch, biên bản kiểm định và giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước;

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Khi kiểm định bất thường:

– Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;

– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;

– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).

Đánh giá: Kết quả hồ sơ đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.

Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

– Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều khiển, thang, sàn và che chắn;

– Móc và các chi tiết của ổ móc

– Kiểm tra cáp và loại bỏ

– Các bộ phận cố định cáp

– Puly, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc

– Đường ray

– Các thiết bị an toàn

– Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω, điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 M Ω (điện áp thử 500V);

– Các phanh

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải

– Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu;

– Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 (ba) lần.

Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử

Thử tĩnh:

– Thử tĩnh thiết bị nâng kiểu cầu được thực hiện theo mục 4.3.2- TCVN 4244: 2005.

– Tải trọng thử bằng: 125% Qtk hoặc bằng 125% Qsd, trong đó:

+ Qtk: tải trọng thiết kế;

+ Qsd: tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu (tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị).

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 (mười) phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác (mục 4.3.2- TCVN 4244 : 2005).

Thử động:

– Thử động thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo các mục 4.3.2- TCVN 4244:2005;

– Tải trọng thử bằng: 110% Qtk hoặc bằng 110% Qsd. Tiến hành nâng và hạ tải trọng thử ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định.

Sau khi kiểm định xong, nếu cầu trục chưa đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn thì lập biên bản hiện trường kiến nghị các vấn đề cần khắc phục. Khách hàng khắc phục xong thì tiến hành kiểm định là cho đến khi đạt yêu cầu.

Nếu thiết bị đạt yêu cầu kiểm định thì cấp kết quả kiểm định cầu trụ theo mẫu.

Kết quả kiểm định cầu trục

Sau khi kiểm tra thiết bị theo đầy đủ các bước của quy trình kiểm định, kiểm định viên sẽ lập biên bản hiện trường ghi nhận công việc, nếu cầu trục đạt yêu cầu thì:

  • Dán tem kim định cu trc ở nơi dễ quan sát trên thiết bị
  • Cấp BN GHI CHÉP TI HIN TRƯỜNG CU TRC
  • Cấp BIÊN BN KIM ĐỊNH K THUT AN TOÀN CU TRC
  • Cấp GIY CHNG NHN KT QU KIM ĐỊNH CU TRC
  • Ghi nhận thời gian kiểm định mới nhất vào lý lịch xe nâng

Trường hợp cầu trục không đạt yêu cầu kiểm định thì lập biên bản kiến nghị khắc phục và kiểm định lại.

Tem kiểm định cầu trục
Tem kiểm định cầu trục được dán sau khi kiểm định

Chi phí kiểm định cầu trục

Để báo giá, khách hàng vui lòng cung cấp các thông tin sau: Tên công ty, địa chỉ, thông số của thiết bị (tải trọng, số lượng), kiểm định lần đầu hay định kì. Sau khi tiếp nhận thông tin, công ty kiểm định sẽ báo giá chi tiết cho quý khách hàng.

Thủ tục kiểm định cầu trục

Bước 1: Báo giá

Khách hàng cung cấp thông tin để báo giá và kí hợp đồng

Bước 2: Chuẩn bị

Sau khi thống nhất thời gian kiểm định cụ thể, khách hàng chuẩn bị những nội dung sau:

+ Hồ sơ kĩ thuật

Với kiểm định lần đầu: Lý lịch cầu trục,  bản vẽ kĩ thuật, giấy chứng nhận hợp quy

Với kiểm định định kỳ: Lý lịch cầu trục , kết quả kiểm định cũ

Với kiểm định bất thường:Lý lịchtcầu trục, kết quả kiểm định cũ,Hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa; Biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa; Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.

+ Nhân viên vận hành cầu trục vận hành thiết bị để kiểm định

+ Đại diện cơ sở sử dụng cầu trục  tham gia chứng kiến

Bước 3: Kiểm định

Kiểm định viên sẽ kiểm định theo đúng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn dưới sự giám sát, chứng kiến của các bên liên quan. Khi  cầu trục đạt yêu cầu thì dán tem kiểm định cầu trục. Nếu cầu trục chưa đạt yêu cầu thì lập biên bản kiến nghị các lỗi cần khắc phục để khách hàng sữa chữa và tiến hành kiểm định lại.

Bước 4: Cấp kết quả và thanh toán

Công ty kiểm định cấp kết quả kiểm định và hóa đơn tài chính. Khách hàng hoàn tất nghĩa vụ tài chính cho công ty kiểm định

Bước 5: Hậu mãi (chỉ có tại Vinatestco)

Vinatestco hướng dẫn khách hàng lưu hồ sơ và báo cáo lên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

Vinatestco tư vấn về an toàn cũng như các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng

Cập nhật quy định pháp luật liên quan mới nhất cho khách hàng

Kiểm định cầu trục ở đâu uy tín

Hiện nay có khoảng hơn trăm đơn vị trên khắp cả nước với chất lượng dịch vụ và giá cả khác nhau. Khách hàng rất dễ phân vân khi lựa chọn đơn vị nào kiểm định vừa đảm bảo chất lượng vừa có mức giá tốt.

Vinatestco là lựa chọn rất tốt cho khách hàng với những ưu điểm sau:

+ Cung cấp kiểm định trên toàn quốc

+ Dịch vụ 5 sao, luôn hướng tới khách hàng

+ Giá cạnh tranh

Khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0911.095.195 hoặc email lienhe@vinatestco.vn để được tư vấn và báo giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

%d bloggers like this: