huấn luyện an toàn

Chúng tôi mở lớp Huấn luyện an toàn lao động theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và cấp thẻ an toàn và giấy chứng nhận huấn luyện các nhóm 1,2,3,4,5,6. Liên hệ hotline 0911.095.195 để được tư vấn và báo giá.

Huấn luyện an toàn nhóm 1

Đối lượng tham gia

Người làm công tác quản lý tham gia huấn luyện nhóm 1 bao gồm

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc;
  • Phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Người làm công tác quản lý an toàn hay người đứng đầu công ty, đơn vị, tổ chức cần tham gia huấn luyện an toàn nhóm 1 để đáp ứng yêu cầu của phát luật cũng như biết được các quy định an toàn cho người quản lý, nâng cao trách nhiệm an toàn vệ sinh lao động của cơ sở, ngăn ngừa các rủi ro gây thiệt hại về người và của của công ty.

Nội dung huấn luyện

– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

– Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;

– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Thời gian huấn luyện

Học viên tham gia huấn luyện trong vòng 16 giờ tương đương 2 ngày

Cấp chứng chỉ

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và thi sát hạnh, học viên được cấp chứng chỉ an toàn nhóm 1 có thời hạn 2 năm.

Huấn luyện an toàn nhóm 2

Đối tượng tham gia

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đây được phân thành 2 nhóm. Nhóm 1 bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề như khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Nhóm 2 bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề còn lại.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm 1 thực hiện quy định như sau:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm 2 thực hiện quy định như sau:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.

Bên cạnh việc quy định số lượng người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tỷ lệ với quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP cũng quy định điều kiện đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể:

– Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: (i) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở; (ii) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; (iii) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở; (iv) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

– Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Nội dung huấn luyện

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện: 48 giờ tương đương với 6 ngày
Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động nhóm 2
Giấy chứng chỉ an toàn lao động sau khi hoàn thành khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động dành cho nhóm 2 có thời hạn 2 năm

Huấn luyện an toàn nhóm 3

Đối tượng tham gia

Nhóm 3 là nhóm người lao động trực tiếp làm công việc có các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nhóm này bao gồm các đối tượng người lao động cụ thể sau:

– Người lao động trực tiếp thực hiện các công việc sản xuất, bảo quản, sử dụng, vận chuyển các loại hóa chất nguy hiểm, độc hại

– Công nhân ngành chế tạo, lắp ráp thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

– Kỹ thuật viên, công nhân thực hiện vận hành, sửa chữa, tháo dỡ; bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

– Đối tượng lao động là người thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị; có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

– Người trực tiếp vận hành, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, bảo dưỡng; giám sát hoạt động của hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng

– Người lao động thực hiện lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy bào, máy tiện, máy phay, hàn cắt kim loại và máy in công nghiệp.

– Đối tượng làm các công việc trên địa hình nguy hiểm, trên biển, trên sông, lặn dưới nước. Người lao động trong lĩnh vực năng lượng điện và trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp , vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

– Người lao động làm việc trong không gian hạn chế và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; độc hại như thi công đường hầm, đường cống, công trình ngầm, hầm, bể, giếng, công trình xử lý nước thải,…, Gồm cả những đối tượng trong lĩnh vực chế tạo, bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa,kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm tàu, hầm, phương tiện thủy.

Nội dung huấn luyện

Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động:

  • Chính sách, chế độ về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động
  • Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; các phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  • Văn hóa an toàn trong sản xuất kinh doanh
  • Chức năng, nhiệm vụ cảu mạng lưới an toàn vệ sinh viên
  • Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
  • Nội quy an toàn vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn vệ sinh lao động; và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động:

  • Kiến thức tổng hợp về máy, vật tư, thiết bị, chất phát sinh nguy hiểm; có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Quy trình làm việc an toàn lao động
  • Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động

Thời gian huấn luyện

Huấn luyện lần đầu: tổng thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra

Huấn luyện khi chuyển đổi công việc: đối tượng đã đượchuấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác,khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việcphải được huấn luyện nội dung về an toàn vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và được cấp chứng nhận, chứng chỉ mới

Huấn luyện lại: cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định. Thời gian huấn luyện bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

Huấn luyện định kì: định kì 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 3 phải tham dự khóa huấn luyện định kì để được cấp đổi chứng nhận huấn luyện mới tại tổ chức hoạt động dịch vụ chúng tôi

Chứng chỉ nhóm 3

Sau khi hoàn tất huấn luyện, học viên được cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3, bao gồm một hoặc nhiều thẻ sau:

  • Thẻ an toàn hóa chất
  • Thẻ an toàn điện
  • Thẻ an toàn vận hành thiết bị nâng
  • Thẻ an toàn vận hành thiết bị áp lực
  • Thẻ an toàn làm việc trên cao
  • Thẻ an toàn làm việc khác theo nội dung được đào tạo

Huấn luyện an toàn nhóm 4

Đối tượng tham gia

Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động

Nội dung huấn luyện

Kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động

  • Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở.
  • Chính sách, chế độ về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động
  • Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như các biện pháp phòng ngừa.
  • Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao lao động của cơ sở.

Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng

  • Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc an toàn vệ sinh lao động; mà người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng cũng như tại các khu vực khác
  • Công dụng, cách sử dụng cũng như cách bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến.
  • Cách xử lý tình huống, các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động.

Yêu cầu về an toàn lao động với công việc được giao

  • Các yếu tố nguy hiểm phát sinh tại nơi làm việc, các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động
  • Quy trình làm việc an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố thiết bị, máy móc được giao.
  • Phối hợp làm việc tập thể.

Thời gian huấn luyện

Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.

Chứng chỉ nhóm 4

Cuối khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 4, học viên sẽ tham gia kiểm tra; sát hạch và được cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 nếu đạt yêu cầu.

5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

%d bloggers like this: