Vinatestco là đơn vị Kiểm định thiết bị được chỉ định của Bộ với dịch vụ chuyên nghiệp, giá cạnh tranh. Vui lòng liên hệ hotline 0911095195 hoặc email Lienhe@vinatestco.vn
Kiểm định thiết bị là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sử dựng các thiết bị có yêu cầu an toàn nghiệm ngặt nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động.
Tóm tắt
Kiểm định là gì
Theo Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kiểm định được chia thành 02 nhóm chính:
- Kiểm định an toàn hay kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kỹ thuật theo một quá trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.
- Kiểm định đo lường là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.(Theo Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011)
Chính phủ giao cho các bộ ban hành quy định chi tiết về hoạt động kiểm định do mỗi bộ phụ trách. Theo đó mỗi bộ ban hành các thông tư quy định danh mục thiết bị nào phải kiểm định, quy trình kiểm định tương ứng cũng như tổ chức đào tạo, cấp giấy phép cho các đơn vị kiểm định, đồng thời thực hiện giám sát hoạt động kiểm định do bộ đó phụ trách.
Một thiết bị thuộc danh mục phải kiểm định cần phải kiểm định trong 03 trường hợp: Đưa vào sử dụng, kiểm định định kì, kiểm định bất thường
Thiết bị phải kiểm định ngoài ra còn có thể phải chứng nhận hợp quy và kiểm tra hàng nhập khẩu (đối với nhập khẩu) trước khi được lưu hành ra thị trường. Xem thêm Chứng nhận hợp quy hoặc kiểm tra hàng nhập khẩu
Thiết bị nào phải kiểm định
Để trả lời câu hỏi này cần căn cứ theo các quy định hiện hành.
Lưu ý:
- Một thiết bị phải kiểm định thỏa mãn 2 yêu cầu sau: Thuộc danh mục thiết bị phải kiểm định, có quy trình kiểm định và đơn vị chức năng được chỉ định kiểm định thiết bị đó
Ví dụ:
- Có nhiều danh mục thiết bị phải kiểm định: Danh mục của Bộ LĐTBXH
- Danh mục kiểm định thiết bị thay đổi theo thời gian: Sau khoảng vài năm, mỗi bộ sẽ ban hành thông tư mới thay đổi, bổ sung danh mục thiết bị cần phải kiểm định.
Để biết chính xác thiết bị nào cần phải kiểm định hay không, vui lòng tra cứu các quy định hiện hành hoặc liên hệ hotline 0911095195 hoặc email kiemdinhVinatestco@gmail.com
Sau đây là tổng hợp các danh mục thiết bị phải kiểm định (tính tới 16/06/2021)
Kiểm định đo lường
Kiểm định an toàn
Kiểm định thiết bị điện
Kiểm định thiết bị y tế
Quy trình kiểm định
Quy trình kiểm định cơ bản gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
1.1 Kiểm tra hồ sơ thiết bị
– Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
– Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:
– Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
– Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.
Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật an toàn
Kiểm tra các chức năng an toàn theo quy định kiểm định
Bước 3: Kiểm tra đo lường (đối với phương tiện đo lường)
Kiểm tra các kết quả đo lường theo từng loại thiết bị.
Bước 4: Cấp kết quả
Thiết bị sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,…) theo quy định, cụ thể như sau:
– Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
– Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ Máy siêu âm.
– Dán tem kiểm định tại vị trí mặt Máy siêu âm
Thời hạn kiểm định
Thiết bị cần kiểm định trong 3 trường hợp sau đây:
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ. Thời hạn kiểm định định kì được ghi trong quy trình kiểm định
- Kiểm định sau sửa chữa
Đơn vị nào được kiểm định
Nghị định Số: 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Nghị định Số: 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam gồm:
a) Thử nghiệm;
b) Kiểm định;
c) Giám định;
d) Chứng nhận;
đ) Công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Dịch vụ kiểm định Vinatestco
Vinatestco cung cấp dịch vụ kiểm định trên toàn quốc:
+ Cam kết dịch vụ 5 sao
+